Ăn tỏi đen trị bệnh gì? Các đối tượng nên ưu tiên sử dụng
Tỏi đen là sản phẩm lên men tự nhiên từ tỏi tươi thông thường. Vậy ăn tỏi đen trị bệnh gì? Những đối tượng nào nên ưu tiên sử dụng tỏi đen? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khác biệt hoạt chất trong tỏi đen và tỏi tươi
Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học khác biệt giữa tỏi đen và tỏi tươi. Một số khác biệt về hoạt chất như sau:
Tỏi tươi chứa các hợp chất dẫn chất của lưu huỳnh (alliin, S – allyl – L – cystein , allyl disulfid, allyl trisulfid), flavonoid (quercetin), acid amin (acid glutamin, arginine, acid aspartic, leucin, lysine, valine), kèm một lượng nhỏ acid folic, panthotenic và niacin), khoáng chất (mangan, kali, canxi…) và vitamin (chủ yếu vitamin B6, vitamin C).
Tỏi đen mang nhiều hoạt chất giúp ích sức khỏe
Hoạt chất Allicin trong tỏi tươi cũng được xem như là thành phần gây ra mùi hăng hôi khó chịu thông thường. Chất này được tạo thành bởi sự thủy phân alliin bởi enzym alliinase. Mùi hương hăng hôi từ chất allicin chỉ được tạo ra khi tỏi bị nghiền hoặc thái nhỏ. Allicin không bền và qua thời gian ở môi trường ngoài, nó nhanh chóng chuyển thành chất ajoen.
Tỏi đen
Các hoạt chất cơ bản trong củ tỏi đen bao gồm: S-allyl cysteine, polyphenol, flavonoid, đường (arabinose, fructose, maltose, galactose…), 18 acid amin thiết yếu (trong đó có methionin, cystin, cystein), vitamin (vitamin B1, vitamin B6), khoáng chất (đặc biệt kali).
Quan trọng nhất chính là chất S-allyl cysteine. Đây là chất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật, có khả năng bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa, được sử dụng nhiều trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư.
Số lượng chất này tùy thuộc vào điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, pH và thời gian lên men củ tỏi. Tuy nhiên, trung bình mỗi củ tỏi đen có thể chứa khoảng 85 - 124,67 mcg/g.
Tỏi đen chứa hoạt chất chống oxy hóa và ung thư
So với tỏi tươi, tỏi đen mang hoạt chất S-allyl cysteine cao hơn khoảng 4 - 5 lần, polyphenol và flavonoid trong cao hơn khoảng 4 – 5 lần so với tỏi tươi.
Bên cạnh đó, vitamin nhóm B tăng 2 lần so với tỏi tươi. Lượng đường fructose trong tỏi đen cũng cao hơn so với tỏi thường. Vị ngọt cho tỏi đen cũng xuất phát từ lượng fructose này.
2. Đối tượng ưu tiên nên sử dụng
Tỏi đen có thể sử dụng được cho hầu hết mọi người. Tùy vào mục đích sử dụng và độ tuổi mà có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Ví dụ như trẻ em dưới 6 tuổi nhưng trên 2 tuổi và người già thích hợp với liều lượng tỏi đen bằng 1/2 so với người trẻ trưởng thành.
Song, tỏi đen vẫn là phương thuốc trị bệnh hiệu quả, rất phù hợp cho các đối tượng bệnh nhân sau đây:
- Người cần tăng đề kháng, người hay dễ mắc bệnh cảm mùa, cơ thể suy nhược
- Người bệnh u bướu hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao
- Người bị mỡ máu cao, người cao huyết áp, người có nguy cơ tai biến mạch máu não, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, thừa cân béo phì.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em trên 6 tháng tuổi đều có thể dùng được.
3. Ăn tỏi đen trị bệnh gì
3.1 Nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, đặc biệt ở người cao tuổi
Hoạt chất trong tỏi đen hỗ trợ hấp thu allicin nhanh chóng, dễ dàng hơn từ đó thúc đẩy mạnh khả năng tự vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.
Tỏi đen giúp nâng cao sức khỏe cho mọi người
3.2 Tỏi đen miễn dịch, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng
Tỏi tươi thông thường đã được đánh giá cao về chất sát khuẩn, kháng nấm. Sau khi lên men thành tỏi đen, các dược chất chứa allicin giúp ngăn chặn tốt hơn các virus hoạt động.
3.3 Phòng ngừa, hỗ trợ bệnh tiểu đường
Tỏi đen có tính năng chống oxy hóa mạnh nên được xem là nguyên liệu để ngăn chặn các biến chứng từ bệnh tiểu đường khá tốt.
3.4 Phòng và hỗ trợ trị bệnh ung thư
Tỏi đen mang các hoạt chất giúp loại bỏ và ức chế các gốc tự do. Dịch từ tỏi đen còn có tác dụng kháng lại tế bào ung thư. Các hợp chất sulfur hữu cơ, tetrahydro carbboline giúp ức chế quá trình lipid hóa, từ đó có khả năng kháng lại các tế bào khối u.
Tỏi đen mang hoạt chất giúp ức chế gốc tự do gây ung thư
3.5 Giảm mỡ máu, cholesterol
Nhiều cholesterol trong máu có khả năng gây ra bệnh tim mạch, cụ thể là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Tác dụng của tỏi đen có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
3.6 Chống oxy hóa
Các bệnh tật trong cơ thể con người rất sợ các hoạt chất có tính oxy hóa cao. Tỏi đen sẽ hỗ trợ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
3.7 Hỗ trợ làm đep cho phụ nữ
Các thành phần vitamin khoáng chất trong tỏi đen, đặc biệt như vitamin B15, A, C, E bồi dưỡng cho làn da, móng, tóc của phụ nữ thêm trẻ, khỏe.
Công dụng tuyệt vời của tỏi đen như 1 người bạn tuyệt vời mà các chị em phụ nữ không thể bỏ qua đúng không nào?
Phụ nữ có thể dùng tỏi đen để trẻ hóa làn da của mình
3.8 Giảm đau viêm khớp
Vì khả năng kháng nấm, kháng viêm của tỏi là rất cao nên nó giúp giảm đau, tiêu sưng, giảm viêm hiệu quả trong quá trình trị các bệnh về xương khớp.
3.9 Tăng cường sinh lý
Hợp chất allidiamin trong tỏi cùng vitamin B1 sẽ giúp điều hòa hormone và tăng cường sinh lý mạnh mẽ, góp phần tăng khả năng sinh lý cho phái mạnh.
3.10 Bảo vệ tế bào gan
Tỏi đen hỗ trợ trị bệnh hiệu quả với các bệnh về men gan. Đặc biệt, các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cũng có thể áp dụng tỏi đen kèm theo, giúp ngăn ngừa các biến chứng xơ gan, viêm gan, ung thư gan.
Ắt hẳn câu hỏi ăn tỏi đen trị bệnh gì đã được Tinh bột nghệ Tenamin giải đáp chi tiết, cụ thể qua bài viết trên. Nếu có thắc mắc về sản phẩm, liên hệ chúng tôi ngay bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm |
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
lượt đọc